Nám da là hiện tượng gia tăng sắc tố một cách đột biến, khiến da mặt hình thành những đốm nâu trên bề mặt. Nám có nhiều cấp độ với những biểu hiện khác nhau, chính vì vậy phương pháp điều trị cũng cần tùy chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay đa phần chị em phụ nữ cho rằng các loại nám da đều như nhau và sử dụng chung một công thức điều trị, thậm chí nhiều trường hợp còn lựa chọn các loại phương pháp, thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng kích ứng, bỏng rát.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 40% phụ nữ ở độ tuổi từ 30 thường là nạn nhân của nám da. Tuy nhiên, con số này ở Việt Nam lại khủng khiếp hơn từ 60-70%. Nám xuất hiện do sự dư thừa sắc tố melanin, mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, di truyền, rối loạn nội tiết tố. Nhưng đáng quan ngại nhất và cũng là lí do khiến tỉ lệ nám da ở phụ nữ Việt nhiều hơn các quốc gia khác chính là thói quen chăm sóc da, thói quen sinh hoạt, sử dụng các loại mỹ phẩm, phương pháp điều trị với những lời chào mời, quảng cáo về công dụng thần thánh vô tội vạ.
Tùy vào từng nguyên nhân sẽ tạo nên các loại nám khác nhau. Điển hình nhất phải kể đến: nám mảng, nám đốm (nám chân sâu) và nám hỗn hợp.
Đây là loại nám thường xuyên xuất hiện nhưng thuộc cấp độ nhẹ, dễ dàng chữa trị nếu phát hiện và có giải pháp sớm, vì chân nám chỉ nằm trên tầng thượng bì, lớp ngoài cùng của da. Nám mảng thường tập trung ở khu vực gò má, trán với các diện tích phân bố rộng và màu sắc nổi bật, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của chị em. Nám mảng sẽ khiến da yếu đi, dễ xuất hiện nếp nhăn, rãnh nhăn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nám mảng, nhưng tỉ lệ lớn do tác hại từ ánh nắng mặt trời và mỹ phẩm kém chất lượng.
Các đốm tròn nhỏ với màu sắc từ nâu nhạt, nâu đậm đến đen sẽ xuất hiện thành từng cụm, kích thước không quá lớn nhưng rất dễ nhận thấy, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. So với nám mảng, nám đốm khó điều trị hơn vì nó không chỉ tồn tại ở tầng thượng bì mà còn tiềm ẩn sâu bên trong tế bào da, sẵn sàng kích hoạt và đẩy lên bên trên bề mặt.
Nguyên nhân gây nám đốm chủ yếu xuất phát từ bên trong cơ thể: di truyền, lão hóa tự nhiên do tuổi tác, rối loạn nội tiết tố thời kỳ mang thai.
Nám hỗn hợp là sự kết hợp của cả 2 loại nám trên, được biểu hiện bằng những mảng da tối màu, cùng với các đốm nâu nhỏ có chân sâu hơn, thường xuất hiện rải rác trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má.
Nguyên nhân gây nám hỗn hợp thường do sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo, chứa nhiều thành phần tẩy trắng, lột da nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Việc xác định nguyên nhân và phân biệt các loại nám da là rất quan trọng để đưa ra những phương hướng điều trị thích hợp. Tùy theo tình trạng da của mỗi bệnh nhân mà người bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị nám da hiệu quả thật cẩn thận. Đối với các trường hợp nám da, cho dù là nguyên nhân nào cũng không nên tự ý điều trị nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao.
Nám da và tàn nhang tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn mất tự tin mỗi khi soi gương. Bạn có thể áp dụng kết hợp các cách trị nám da và tàn nhang tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng không đều màu này. Hãy luôn bảo vệ da mỗi khi ra nắng và tìm đến bác sĩ da liễu khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn nhé.
Tiêm trị nám là đưa tinh chất làm trắng vào da nhằm tăng cường cơ chế tổng hợp melanin sáng đồng thời ức chế sự tổng hợp hắc tố melanin, từ đó giúp làn da trắng sáng và đều màu hơn. Đây là cách làm đẹp thông qua cơ chế tự nhiên của cơ thể nên hiệu quả làm trắng được duy trì rất lâu và tuyệt đối an toàn cho da.
Bước 1: Bác sĩ và chuyên gia tư vấn thăm khám để xác định mức độ nám, loại nám mảng hay nám sâu…. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da.
Bước 2: Làm sạch sâu 2 bước tại vùng da cần điều trị bằng các sản phẩm chuyên dụng phù hợp với từng loại da.
Bước 3: Bác sĩ tiến hành thoa tê tại vùng điều trị.
Bước 4: Tiến hành điều trị nám.
Bước 5: Chườm lạnh vùng điều trị, bôi kem tái tạo da giúp da nhanh phục hồi, hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao.
Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị tại nhà.